Du lịch Nha Trang, nhớ thăm phủ Diên Khánh

Nằm bên dòng sông Cái thơ mộng, huyện Diên Khánh, trung tâm của phủ Diên Khánh một thời giờ quanh năm mang màu xanh mát rượi của non cao nước biếc, của những cánh đồng bát ngát và những vườn cây nặng trĩu quả.

Tọa lạc bên cạnh thành phố Nha Trang nổi tiếng, vùng đất này vẫn có những nét đẹp và những di tích có nét cuốn hút riêng. Năm 1793, Nguyễn Ánh đã cho xây dựng trên mảnh đất khi ấy còn heo hút một tòa thành theo hình mẫu phổ biến ở phương Tây vào thời kỳ này.

Thành Diên Khánh có diện tích khoảng 36.000m² với sáu cửa thành ở sáu mặt tường. Qua thời gian, hiện nay chỉ còn cửa Đông và cửa Tây còn nguyên vẹn và hiện vẫn là hai cửa ngõ chính ra vào khu vực trung tâm thị trấn Diên Khánh.

Văn Miếu

Ra khỏi thành, tới thôn Phú Lộc là đến với Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, người được tụng xưng là “Vạn thế sư biểu” (Người thầy của muôn đời). Văn Miếu được xây dựng với quy mô lớn từ năm 1853 và đến năm sau thì cơ bản hoàn thành: phía trước có nhà bi đình, chính giữa có tòa tiền đường và chính đường cao rộng, làm bằng gỗ xây tường gạch bao, các cột kèo được chạm trổ sơn son thếp vàng đẹp đẽ, uy nghiêm. Hiện nay, trong Văn Miếu vẫn còn một tấm bia khắc tên những người trong phủ đã từng học hành và đỗ đạt cao trong các khoa thi.

Nhà thờ Cây Vông

Nằm phía tả ngạn sông Cái trong phạm vi hai xã Diên Sơn và Diên Thủy, nhà thờ giáo xứ Cây Vông là một kiến trúc đẹp và ấn tượng chạy dọc dài hai cây số hai bên tỉnh lộ 8, với khu giáo đường bề thếở trung tâm.

Xa xa phía trước mặt thánh đường có dòng sông hiền hòa uốn khúc bao bọc đồng lúa Ðồng Hiền tươi tốt hai mùa. Ðàng sau thánh đường cũng là một cánh đồng bát ngát trù phú mang tên Ðại Ðiền và xa hơn nữa có hai dãy núi Ðại An, Hòn Ngang hùng vĩ chạy dài từ đông sang tây che chở cho cả vùng đất hữu tình. Được bắt đầu xây dựng từ cách đây gần 300 năm, nhà thờ giáo xứ Cây Vông là một trong các nhà thờ kỳ cựu nhất của vùng Khánh Hòa.

Đền thờ nữ thần Thiên Y Ana

Cách đó không xa tồn tại một di tích gắn liền với truyền thuyết dân gian về Thiên Y Ana nằm ở thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền. Nơi đây hiện còn đền thờ nữ thần Thiên Y Ana trên núi Đại An (còn gọi Qua Sơn hay núi Chúa). Núi Chúa cao khoảng 300 mét, cây cối thưa thớt, dựa lưng vào một dãy núi cao có nhiều phiến đá to và rừng rậm, trước mặt là cánh đồng rộng. Đền thờ Thiên Y Ana dựng nơi sườn núi, xây gạch, lợp ngói đơn sơ.

Đền có tượng thờ Bà Chúa, ngồi trên bệ rồng, tay cầm quạt đặt trên đầu gối. Mũ miện và trang phục của tượng rất gần gũi với lối triều phục của người Việt Nam. Theo truyền thuyết đây chính là nơi thờ Bà Chúa xứ đầu tiên, mãi đến thế kỷ VII-VIII mới được dời về Ponagar (Nha Trang ngày nay). Qua nhiều biến thiên của thời gian và lịch sử, miếu và tượng thờ cũng nhiều lần thay đổi, phục chế lại. Riêng hai ngôi mộ trước miếu có hai cây cổ chi (cây mã tiền) tỏa bóng, cũng theo truyền thuyết dân gian đây là mộ của vợ chồng người tiều phu già vẫn ở nguyên vị trí như xưa, được người đời sau xây lại bằng đá thành hai ngôi tháp như ngày nay.

Am chúa nơi thờ Thiên Y Ana

Cách đó không xa tồn tại một di tích gắn liền với truyền thuyết dân gian về Thiên Y Ana nằm ở thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền. Nơi đây hiện còn đền thờ nữ thần Thiên Y Ana trên núi Đại An (còn gọi Qua Sơn hay núi Chúa). Núi Chúa cao khoảng 300 mét, cây cối thưa thớt, dựa lưng vào một dãy núi cao có nhiều phiến đá to và rừng rậm, trước mặt là cánh đồng rộng. Đền thờ Thiên Y Ana dựng nơi sườn núi, xây gạch, lợp ngói đơn sơ. Đền có tượng thờ Bà Chúa, ngồi trên bệ rồng, tay cầm quạt đặt trên đầu gối.

Mũ miện và trang phục của tượng rất gần gũi với lối triều phục của người Việt Nam.Theo truyền thuyết đây chính là nơi thờ Bà Chúa xứ đầu tiên, mãi đến thế kỷ VII-VIII mới được dời về Ponagar (Nha Trang ngày nay). Qua nhiều biến thiên của thời gian và lịch sử, miếu và tượng thờ cũng nhiều lần thay đổi, phục chế lại. Riêng hai ngôi mộ trước miếu có hai cây cổ chi (cây mã tiền) tỏa bóng, cũng theo truyền thuyết dân gian đây là mộ của vợ chồng người tiều phu già vẫn ở nguyên vị trí như xưa, được người đời sau xây lại bằng đá thành hai ngôi tháp như ngày nay.

Nhà cổ ở Diên Khánh

Chùa Thiên Lộc

Một di tích không kém phần cổ kính nữa là chùa Thiên Lộc nằm ở thôn Phú Ân Nam, xã Diên An.Chùa nằm sâu trong một vùng thôn quê yên tĩnh với lũy tre làng và dòng sông uốn lượn.Đây là một ngôi chùa cổ đẹp, mỗi năm có cả chục ngàn du khách đến vãn cảnh. Mặt chùa nhìn về dãy núi Chín Khúc (còn gọi là núi Hoàng Ngưu), bên cạnh chùa có dòng sông chỉ có nước vào mùa mưa lũ, nên gọi là sông Cạn.

Thật khó xác định đúng niên đại xây dựng chùa, nhưng những cổ vật có mặt trong chùa và các Long vị thờ Tổ sư tiền bối cho biết chùa Thiên Lộc đã được xây dựng cách nay gần ba thế kỷ. Trong chùa còn lưu giữ một đại hồng chung và một bảo chúng là hai vật rất xưa có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Trong sân chùa có 12 cây tùng được trồng thẳng tắp. Sau chùa là một cây bồ đề to lớn, phải bốn người dang tay ôm mới xuể.

Leave a Reply